Bệnh sỏi thận – những điều nên biết

Bệnh sỏi thận là sự lắng đọng các chất ở trong bể thận. Ban đầu chỉ là cặn nhưng dần dần theo thời gian và theo lượng chất lắng đọng sẽ tạo thành những viên sỏi nằm ở một vị trí nào đó trong thận.

Các viên sỏi thận thường nằm ở vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi ra niệu quản rồi tới bàng quang. Đối với những viên sỏi nhỏ thì nó có thể tự đào thải ra ngoài mà con người hiếm khi quan sát thấy, nhưng với các viên sỏi lớn thì đây thực sự là một vấn đề rắc rối. Vì vậy, chúng ta nên có những hiểu biết nhất định về bệnh sỏi thận.

Bệnh sỏi thận

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Theo nghiên cứu khoa học, con người bị sỏi thận do một số nguyên do sau:

– Theo di truyền, hoặc do tác dụng liên đới của các bệnh gout, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.

– Ăn uống không khoa học, ăn uống thiếu chất, đặc biêt là vitamin B6 và magie, trong khi đó lại dư thừa vitamin D

Các triệu chứng sớm của bệnh sỏi thận

– Thường xuyên đau lưng, đau mạn sườn: đây là những dấu hiệu hàng đầu của bệnh sỏi thận vì các viêm sỏi sẽ chèn ép lên dây thần kinh.

– Đau vùng bụng, vùng háng, với nam giới còn đau vùng tinh hoàn: đây là dấu hiệu khi các viên sỏi đã rơi xuống đường tiết niệu

– Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đau, rát, nước tiểu có mùi hôi và lớp màn, thậm chí là tiểu ra máu: các hiện tượng này thường rất dễ bị lầm tưởng tới việc bị viêm đường tiết niệu, vì thế nên thăm khám để xác định được nguyên nhân chính xác từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.

– Tiểu rắt: đó là khi viên sỏi đã mắc kẹt lại trong niệu quản dẫn đến tự tắc nghẽn và làm ngăn dòng chảy của nước tiểu.

– Hay bị buồn nôn, ói mửa: là do sỏi chèn ép, kích thích các dây thần kinh trong đường tiêu hóa gây ra.

– Có hiện tượng sốt và ớn lạnh kéo dài: đây có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi thận, nên nếu bị hiện tượng này kèm thêm các hiện tượng bên trên thì cần phải đi thăm khám kịp thời.

Bệnh sỏi thận gây đau mạn sườn 

Cách điều trị bệnh sỏi thận

– Với trường hợp sỏi nhỏ thì nên uống nhiều nước mỗi ngày đặc biệt là nước râu ngô hoặc một số bài thuốc nam, hoặc các loại thuốc tây chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo… để tác động tán sỏi, hoặc làm cho sỏi mềm ra rồi đi theo đường nước tiểu ra ngoài.

– Với trường hợp không quá lớn, cũng không quá nhỏ có nguy cơ xuống sẽ mắc ở đường niệu quản thì có thể uống thuốc kích thích giãn cơ để niệu quản không bị co thắt, kết hợp với thuốc lợi tiểu để đẩy sỏi ra ngoài.

– Với trường hợp sỏi đã lớn: bắt buộc bệnh nhân phải đến bệnh viện và tiến hành điều trị ngoại khoa: tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí là mổ nội soi hoặc mổ thường để lấy sỏi.

Với những thông tin cơ bản về căn bệnh sỏi thận, hy vọng mọi người sẽ có cách để phòng tránh cho bản thân bị bệnh, cũng như biết phương hướng điều trị nếu như đã mắc căn bệnh này. Chúc mọi người sẽ luôn có một sức khỏe dồi dào.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *