Tai biến mạch máu não không phải chỉ ở người già

Bệnh tai biến hay còn gọi là tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là căn bệnh xảy ra khi lượng máu đưa lên não đột ngột bị dừng lại do tắc các mạch máu hoặc do các mạch máu bị vỡ ra.

Bệnh tai biến ( đột quỵ não ) là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người, nó không phải chỉ ở người già mà ngay cả những người trung niên cũng có khả năng bị và đặc biệt là những người bị huyết áp cao thì tỷ lệ bị tai biến mạch máu não cũng là rất cao. 

Tai biến mạch máu não nguy hiểm đến tính mạng con người

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến chính là kết quả của một số bệnh lý gây nên, đó là:

– Cao huyết áp

– Xơ vữa động mạch

– Các bệnh về tim

– Chảy máu não

Cách phòng ngừa bệnh tai biến ( đột quỵ não)

– Có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất

– Có chế độ sinh hoạt đều đặn và lành mạnh

– Kiểm soát cân nặng và các chỉ số huyết áp

– Tập thể dục một cách thường xuyên, có thể là hàng ngày

– Khám sức khỏe định kỳ

– Uống thuốc phòng ngừa bệnh tai biến

Cách điều trị bệnh tai biến ( đột quỵ não)

Có hai loại đột quỵ: đột quỵ thiếu máu cục bộ do chặn động mạch và đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não. Tùy theo thể đột quỵ mà bác sĩ có phương pháp điều trị tương ứng.

Đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

Cần nhanh chóng khôi phục lại lượng máu đến não bằng việc sử dụng các thuốc trị liệu có tác dụng làm tan các cục máu đông. Một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng như Aspirin, Warfarin (Coumarin), Heparin và Clopidogrel (plavix), đặc biệt là phương pháp tiêm tĩnh mạch Plasminogen Activator..

Cục máu đông tác nhân cơ bản gây đột quỵ thể nhồi máu não

– Đối với đột quỵ thể xuất huyết não ( chảy máu vào não ):

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra xác định nguyên nhân chảy máu, kiểm soát huyết áp và dừng tất cả các loại thuốc có khả năng gây chảy máu đồng thời đo và kiểm soát áp lực nội sọ. Tức là đặt một thiết bị gọi là ống thông dẫn lưu não thất, qua xương sọ vào bên trong não; trường hợp tăng áp lực hộp sọ, bác sĩ sẽ tháo bỏ một lượng nhỏ dịch não tủy chảy ra từ não thất. Sau khi bệnh nhân đã dừng chảy máu và áp lực bên trong hộp sọ đã giảm, tùy theo độ nặng của đột quỵ và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định thực hiện phẫu thuật hay không. Phẫu thuật sẽ được thực hiện trong trong vòng từ 48-72h đầu sau khi chảy máu hoặc có thể để đến sau 1 hoặc 2 tuần khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Bệnh tai biến ( đột quỵ não ) rất nguy hiểm nên chúng ta hãy chủ động phòng tránh bằng các phương pháp đã được nêu trên, để sức khỏe được đảm bảo và hạn chế tối đa những hệ lụy mà căn bệnh này gây ra.  

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *