NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Bệnh gout khiến cho các khớp trên cơ thể bị đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn cần làm gì, điều trị ra sao để cải thiện tình trạng sức khỏe?

Bệnh gout hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và những giải pháp để phòng tránh cũng như chữa trị bệnh gout để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến bệnh gout trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Khi hàm lượng Axit Uric trong cơ thể tăng cao sẽ gây ra bệnh gout. Xung quanh cuộc sống sẽ tồn tại những yếu tố là gây bệnh, có một vài nguyên nhân gây bệnh gout như sau.

Hàm lượng Axit Uric tăng cao do di truyền.

Do các bộ phận bài tiết, thải trừ axit uric ra bên ngoài như thận gặp vấn đề.

Do sử dụng thực các phẩm có chứa nhiều Purin như nội tạng, thịt đỏ, rượu, bia, gia cầm, cá … làm tăng axit uric.

Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều các món đậm đà, ít ăn rau.

Do thói quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.

Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh: thức khuya hay rượu bia, tiệc tùng quá độ.

Các triệu chứng của bệnh gút lâm sàng

Viêm khớp, cạnh khớp mức độ cấp tính hoặc mãn tính.

Lắng đọng sạn Urat ở xương, khớp, các mô phần mềm hoặc sụn khớp gọi là Tophi.

Bệnh gút gây lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận như: viêm thận kẽ, suy thận cấp tính, suy thận mãn tính.

Gây ra sỏi Urat ở thận và tiết niệu.

Giải pháp cho người bị bệnh Gout

Giải pháp cho người bị bệnh gout

Những người đã đi khám và xác định bản thân bị Gout kể cả ở cấp độ nhẹ hay nặng thì đều nên điều trị triệt để theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện sức khỏe nhanh chóng nhất. Đồng thời, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý tại nhà để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý tránh việc nạp thêm Axit Uric, tránh những thực phẩm chứa Purin như: thịt đỏ, bia, rượu, hải sản. Đồng thời, bổ sung nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ như củ sắn, dưa leo, cà chua … và nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin thấp gồm các loại rau củ quả tươi, trứng, bơ, sữa, các loại ngũ cốc và hạt …

Sử dụng các đồ uống như: nước lọc, nước ép hoa quả …

Xây dựng chế độ thể dục hàng ngày để sảng khoái tinh thần và cải thiện sức sống.

Nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng từ thiên nhiên có tác dụng hạ nồng độ axit uric, đồng thời an toàn với cơ địa.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *