CƠN HO CỦA TRẺ EM?

CƠN HO CỦA TRẺ EM ?

Những cơn ho dai dẳng và hơi thở nặng nhọc, khò khè của con là nỗi ám ảnh chung của tất cả những người làm mẹ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi những cơn ho khó chịu, đó là trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Cùng Duocphamsuckhoe365 tìm hiểu giải pháp giúp “ giải mã ” cơn ho cho trẻ.

Viêm phế quản tăng tiết dịch nhầy bít tắc phế quản gây cơn ho

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, cộng với tác động của môi trường ô nhiễm, khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp vì sức đề kháng còn kém. Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở hầu hết các trẻ là ho. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, ho nhiều làm trẻ mệt, khó ăn, dễ nôn trớ, ho ban đêm còn khiến trẻ mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, ho là biểu hiện của việc cơ thể bé bị nhiễm bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nôi, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương. Có hai nhóm nguyên nhân khiến bé bị ho. Thứ nhất là do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp ở trẻ, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi. Đặc điểm của nhóm nguyên nhân này là bé bị nhiễm khuẩn, có thể sốt, ho sẽ giảm và chấm dứt sau khi điều trị dứt điểm các nguyên nhân chính gây bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé bị ho có thể là do bé bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn, những kích thích bên ngoài như khói thuốc lá, khói than, không khí ô nhiễm cũng có thể khiến bé ho.

Phòng ho cho trẻ khi giao mùa như thế nào?

+ Giữ ấm cho trẻ: 

Thời tiết chuyển mùa cha mẹ cần chọn lựa trang phục thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, thời gian tắm tốt nhất khoảng 5 – 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp.

+ Vệ sinh mũi họng cho trẻ: 

Khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều tránh lấy nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này rất hiệu quả.

+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc: 

Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây là yếu tố khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Bởi các phân tử li ti trong khói thuốc sẽ bám vào vòm họng thông qua đường hô hấp sẽ gây viêm họng, ho và những bệnh nguy hiểm khác.

+ Sử dụng dược liệu thiên nhiên: 

Trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ho. Thay vào đó, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược hoặc thuốc do có nguồn gốc thảo dược như gừng, bạc hà, dịch chiết lá thường xuân, lá hẹ… để điều trị ho. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ.

+ Tăng cường miễn dịch cho bé: 

Cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…

+ Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: 

Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ bởi nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn. Dùng kháng sinh chỉ khiến cho bé bị suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, không được dùng thuốc ho người lớn và giảm liều cho trẻ.

SẢN PHẨM SIRO HO THẢO DƯỢC ĐÔNG TRÙNG BỔ PHẾ

Siro thảo dược trị ho Đông trùng bổ phế là một trong những sản phẩm kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho theo phương pháp y học cổ truyền. Sản phẩm có nguồn gốc 100 % từ thảo dược thiên nhiên như: cao lá thường xuân, Đông trùng hạ thảo, chanh đào, tỏi đen, húng chanh kết hợp với hoạt chất Bromelain (enzyme tiêu hóa phân giải protein được tìm thấy trong quả dứa ) có tác dụng điều trị hiệu quả các trường hợp ho do cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

  • Ưu điểm vượt trội:

Sản phẩm được chiết xuất 100 % từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng trên hệ hô hấp.

+ Cao lá Thường xuân:  

là cao dược liệu được chiết xuất từ lá Thường xuân, là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh đường hô hấp. Hoạt chất chính từ lá Thường xuân được các nhà khoa học Đức tìm ra là α-Hederin. Chất này có tác dụng tiêu nhầy (đờm), chống co thắt phế quản từ đó điều trị nguyên nhân gây ra ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể..

Lá thường xuân

Trong lá Thường xuân cũng có chứa Glycoside, đây là hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, long đờm, giảm đau, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng..

+ Đông trùng hạ thảo:

Với sự hiện diện các hoạt chất trong Đông trùng hạ thảo được ví như trợ thủ đắc lực để cao lá Thường xuân phát huy hiệu quả tối ưu nhất. Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh những hiệu quả tích cực tác dụng của Đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp bao gồm:

  • Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị, làm giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bệnh giãn phế quản đồng thời không tái sinh bệnh. Hoạt chất được tìm thấy duy nhất trong đông trùng hạ thảo là Cordycepin có khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi – mycobacterium tuberculosis.
  • Các acid amin và polysaccharides được tìm thấy trong Đông trùng hạ thảo có khả năng khôi phục các tế bào nang phổi bị hư hỏng, hỗ trợ hiệu quả cho các loại bệnh về phổi và hen phế quản.

+ Đẳng sâm:

Theo y học cổ truyền: Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình quy vào 2 kinh tỳ, phế. Có tác dụng bổ phế, thanh phế, chủ trị trong các trường hợp phế hư, ích phế khí. Đẳng sâm được ứng dụng trong các bài thuốc bổ phế khí âm, trị ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản mãn tính thể khí hư huyết ứ.

Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại: Đẳng sâm có tác dụng tăng sức, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn, hóa đờm, giảm ho.

+ Kha tử:

Theo Y học cổ truyền cho biết: quả kha tử có bị chua, đắng, chát, quy vào các kinh đại tràng, phế. Vị thuốc có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, chỉ khái (trừ ho, làm sạch phổi), trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.

Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại: hoạt chất Polysaccharid có tác dụng giảm ho, kháng virus, vi khuẩn.

+ Hạnh nhân:

Theo y học cổ truyền Hạnh nhân có vị đắng, hơi ấm, quy kinh phế, đại tràng. Chủ trị trong các trường hợp ho ngoại cảm, giảm ho, bình suyễn, tuyên phế, trị hen suyễn.

+ Hoạt chất Bromelain:

là một loại enzyme tiêu hóa phân giải protein được tìm thấy trong quả dứa còn được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh khác liên quan đến viêm đường hô hấp.

+ Thymomodulin:

Giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.

1/ Thành phần:

Đông trùng hạ thảo 500 mg, Mật ong 9000 mg, Echinacea purpurea ( chiết xuất hoa Cúc tím ) 5000 mg, Cao lá thường xuân 1000 mg, Thymomodulin 200 mg, Bromelain 100 mg.

Dịch chiết từ hỗn hợp dược liệu tương ứng: Chanh đào 50000 mg, Tỏi đen 2000 mg, Bạc hà 300 mg, Kim ngân hoa 500 mg, Lá trầu không 6000 mg, Hẹ 3000 mg, Quả tầm bóp 5000 mg, Quất 10000 mg, Cam thảo 5000 mg, Gừng gió 6000 mg, Húng chanh 6000 mg, Hạnh nhân 6000 mg, Kha tử 8000 mg, Tỳ bà diệp 10000 mg, Tang bạch bì 10000 mg, Đẳng sâm 2000 mg.

2/ Công dụng:

+ Hỗ trợ giảm ho, bổ phế. Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm họng, viêm phế quản.

+ Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.

3/ Đối tượng sử dụng:

+ Người bị ho do cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, rát họng, khản tiếng.

+ Người bị cảm lạnh, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

4/  Hướng dẫn sử dụng:

+ Người lớn: mỗi lần dùng 15 – 20 ml x 3 lần/ ngày.

+ Trẻ từ 1 – 3 tuổi: mỗi lần 7,5 ml x 3 lần/ ngày.

+ Trẻ em trên 3 tuổi: mỗi lần 10 ml x 3 lần/ ngày.

Nên dùng ngay khi có dấu hiệu chớm ho, cảm, sổ mũi, khò khè. Phụ nữ có thai, đang cho con bú: có thể dùng theo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI:

Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ NGP MAX

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *